Phân biệt đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Mục lục
Đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 2 loại giấy tờ pháp lý quan trọng mà chủ doanh nghiệp cần thực hiện khi hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Hầu hết mọi người thường nhầm lẫn 2 loại giấy tờ này là một và chưa hiểu rõ về chúng. Hãy cùng phân biệt 2 giấy tờ này qua bài viết mà Đăng ký kinh doanh nhanh chia sẻ dưới đây!
1. Hai loại giấy tờ quan trọng khi đăng ký kinh doanh
Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ thông dụng được mọi người nhắc đến trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, tên gọi này không thể hiện chính xác loại giấy tờ liên quan đến quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bởi trong thủ tục thành lập và phát triển kinh doanh thì có 2 loại giấy tờ quan trọng cần đăng ký, đó là:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Loại giấy này là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp được thành lập và triển khai quá trình kinh doanh.
- Giấy phép kinh doanh (Giấy phép con): Loại giấy tờ này được cấp cho doanh nghiệp có kinh doanh trong ngành, nghề có điều kiện. Quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh thường được thực hiện sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vậy chủ doanh nghiệp cần hiểu, Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ pháp lý cho phép cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp theo quy định pháp luật hiện hành. Và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không được coi là giấy phép kinh doanh bởi hai loại giấy tờ này có sự khác biệt rõ nét.
2. Phân biệt đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Giấy phép kinh doanh | |
Phạm vi | Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp thành lập và triển khai quá trình kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề không có điều kiện thì chỉ cần giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã có thể hoạt động. | Giấy phép kinh doanh thường được thực hiện đăng ký sau giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi có đủ 2 loại giấy tờ này thì doanh nghiệp mới được phép hoạt động trên thị trường.Doanh nghiệp kinh doanh có ngành nghề có điều kiện thì cần phải có giấy phép kinh doanh. |
Cơ quan cấp giấy phép | Doanh nghiệp có thể đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Còn đối với Hộ kinh doanh cá thể thì cần đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng chứng năng của UBND cấp huyện tại nơi kinh doanh. | Tùy vào từng ngành, nghề mà cơ quan cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau. |
Điều kiện để được cấp giấy phép | Đảm bảo 4 yếu tố sau:Hồ sơ đăng ký hợp lệ;Ngành nghề kinh doanh không bị cấm trong bộ luật quy định;Tên doanh nghiệp cần được đặt đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020.Cần nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định. | Tùy vào từng ngành nghề cụ thể mà điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau. Khi đó, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh có thể về vật chất, chứng chỉ hành nghề, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,… |
Thời hạn | Hiện tại, trong điều luật không quy định về thời hạn sử dụng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. | Hầu hết giấy phép kinh doanh đều có thời hạn sử dụng. Thời hạn cụ thể sẽ được căn cứ vào ngành, nghề cũng như loại giấy phép kinh doanh mà chủ doanh nghiệp thực hiện. Khi hết hạn giấy phép kinh doanh, cá nhân, tổ chức bắt buộc phải làm thủ tục gia hạn để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. |
Xem thêm: Mẫu đăng ký giấy phép kinh doanh được cập nhật mới nhất
3. Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh cơ bản
Doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để chuẩn bị các tài liệu. Dưới đây là một số giấy tờ cơ bản như sau:
- Giấy đề nghị thành lập công ty theo từng loại hình doanh nghiệp;
- Bản dự thảo điều lệ công ty hợp lệ;
- Văn bản liệt kê danh sách thành viên hoặc cổ đông tùy theo từng loại hình;
- Bản sao chứng thực cá nhân hợp lệ kèm theo thành viên, cổ đông là các cá nhân trong công ty;
- Hồ sơ đính kèm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện tổ chức và bản sao giấy tờ chứng thực của người đại diện;
- Văn bản trình bày quyền tham gia góp vốn của tổ chức.