Mẫu đề án thành lập công ty? Hướng dẫn xây dựng, thực hiện
Mục lục
1. Bạn biết gì về mẫu đề án thành lập công ty?
Hiểu đơn giản, mẫu đề án thành lập công ty là bản kế hoạch của cổ đông để thành lập công ty dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Đề án sẽ gồm các nội dung liên quan đến công ty cổ phần dự định thành lập. Những nội dung cần có trong đề án gồm:
- Tính cấp thiết của việc thành lập công ty cổ phần: Ở phần này, chủ thể cần nêu được lý do tại sao thành lập công ty, tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu kinh doanh mà công ty muốn hướng đến. Đồng thời, chủ thể cũng cần cho các thành viên khác biết được tiềm năng sinh lợi nhuận khi tham gia góp vốn vào công ty.
- Thông tin chi tiết về công ty cổ phần dự định thành lập.
- Mục tiêu, định hướng phát triển.
Xây dựng đề án thành lập công ty là việc lên kế hoạch cho các nội dung sau đây:
- Một là, mục đích của việc thành lập công ty.
- Hai là, dựa trên đề án đã thành lập, các chủ thể thực hiện khảo sát thị trường để lên chiến lược kinh doanh hợp lý.
- Ba là, xác định ngành, nghề kinh doanh.
- Bốn là, xây dựng bản kế hoạch về việc cổ đông của công ty, trụ sở của công ty, đặt tên cho công ty,…
- Năm là, xây dựng bộ máy tổ chức cho công ty, bộ máy hoạt động, cơ cấu quản lý của công ty.
- Sáu là, định hướng các giai đoạn xây dựng và phát triển đưa công ty cổ phần vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Mục đích của việc xây dựng đề án thành lập công ty
Mục đích chính của việc xây dựng đề án thành lập công ty là đưa ra kế hoạch thành lập công ty theo quy định của pháp luật hiện hành dựa trên mẫu này. Từng hoạt động được thực hiện trong đề án sẽ mang một mục đích khác nhau, nhưng chung quy lại thì đều phục vụ cho một mục đích chung của mẫu này là đề án để thành lập công ty.
Thực chất, trước khi bắt tay xây dựng đề án, đa phần ai cũng xác định rõ mục đích của công việc này. Nhưng với một số người lần đầu biết đến sẽ không khỏi thắc mắc về mục đích của việc xây dựng đề án. Do đó, trong nội dung mục 2 này, chúng tôi sẽ nêu ra một số mục đích cụ thể:
- Mục đích của mẫu đề án thành lập công ty sẽ giúp doanh nghiệp dựa vào đó xây dựng và xác định được loại hình phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu thông qua việc tìm hiểu thị trường, xác định mục tiêu, ngành nghề kinh doanh,…
- Giúp chủ sở hữu nắm bắt được những công đoạn cần thực hiện trong quá trình xin cấp giấy phép kinh doanh.
- Giúp chủ sở hữu bổ sung, hoàn thiện những điều kiện còn thiếu để phát triển, nâng tầm vị thế của công ty trên thị trường.
3. Hướng dẫn xây dựng, thực hiện đề án
Để đề án được cơ quan cấp cao duyệt nhanh, rút gọn thì trước hết mẫu đề án đó phải chỉnh chu, đầy đủ các thông tin cần thiết và tuân thủ nội dung mà pháp luật quy định.
Để xây dựng đề án thành lập công ty, bạn cần làm những công việc dưới đây:
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của đề án
Theo đó, bạn cần nêu rõ mục tiêu của việc thành lập công ty là gì? Sau quá trình thành lập, công ty sẽ giải quyết những khía cạnh nào của doanh nghiệp? Những kết quả đạt được sau khi thành lập doanh nghiệp?
Thứ hai, thiết kế quy trình hoạt động
Trong quá trình thiết kế quy hoạch hoạt động sẽ thực hiện hoạt động phân tích các vấn đề liên quan đến đề án bằng cách như sau:
- Một là, cần xác định rõ nguyên nhân gây ra vấn đề mà bạn cần giải quyết.
- Hai là, xem xét kỹ các điều kiện về bản thân doanh nghiệp, về địa phương và năng lực của doanh nghiệp.
- Ba là, định lại những hậu quả (nếu có) sau quá trình thành lập công ty.
Bên cạnh đó, việc giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình xây dựng đề án cũng là bước quan trọng.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, việc xây dựng đề án thành lập công ty được xác định nhằm mục đích giúp chủ sở hữu thành lập công ty đúng, đủ, nhanh theo chiến lược đề ra từ trước. Do đó, để thực hiện hóa đề án đề ra, doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền thông qua các bước:
- Chuẩn bị một số hồ sơ cần thiết
Việc xác định ngành nghề kinh doanh, nghiên cứu thị trường, xây dựng bản kế hoạch,… được coi là có hiệu quả khi và chỉ khi các ý tưởng đó thể hiện qua các giấy tờ nhằm mục đích được nhà nước và pháp luật công nhận, cho phép thực hiện sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đó.
- Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
- Nhận kết quả
Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận sẽ khẳng định sự tồn tại và hoạt động hợp pháp của công ty.
- Đưa doanh nghiệp vào hoạt động
Thực hiện thủ tục kê khai thuế; khắc dấu và thông báo con dấu doanh nghiệp; mua/đặt in hoá đơn; mua chữ ký số.
Phan Law Vietnam đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến đề án thành lập công ty qua bài viết trên. Hy vọng, các chủ thể sẽ thiết lập đề án một cách hiệu quả nhất để làm bước đệm cho quá trình thành lập công ty.