Xin giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
Mục lục
Những cá nhân, gia đình muốn mở cửa hàng để kinh doanh buôn bán. Trường hợp này nên xin giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
1. Hộ kinh doanh gia đình là gì?
Khái niệm hộ kinh doanh được quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành quy định về đăng ký doanh nghiệp như sau:
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Như vậy, có thể thấy rằng hộ kinh doanh gia đình là mô hình nhỏ nhất trong các loại hình doanh nghiệp. Loại hình này thường có vốn kinh doanh thấp, chủ thể thành lập hộ kinh doanh là một cá nhân trong gia đình.
2. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình ở đâu?
Xin giấy phép kinh doanh ở đâu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo quy định, việc xin giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình được thực hiện ở những địa điểm sau:
– Thẩm quyền xử lý hồ sơ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
– Nơi nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên đăng ký kinh doanh hộ gia đình;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình đối với thành viên làm chủ doanh nghiệp trong trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
- Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (bản sao có công chứng).
– Thời gian xử lý:
- Khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn hoặc người thành lập hộ kinh doanh. Trong thông báo phải nêu rõ lý do và yêu cầu sửa đổi, bổ sung văn bản (nếu có).
– Nhận kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình mới nhất
3. Thủ tục thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình như thế nào?
Theo quy định tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh hộ gia đình như sau:
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh gồm các bước:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình;
- Bước 2: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình tiến hành gửi hồ sơ đề nghị thành lập hộ kinh doanh gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
- Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
- Bước 4: Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Bước 5: Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.