Điều kiện, thủ tục và cách đăng ký thành lập công ty mới nhất
Mục lục
1. Để thành lập công ty cần chuẩn bị những bộ hồ sơ gì?
Thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH hay bất kể một loại hình doanh nghiệp nào cũng đều có thể lựa chọn 1 trong 2 cách sau để nộp hồ sơ: Nộp online qua mạng và nộp trực tiếp.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi rõ các loại giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty, gồm:
- Bản điều lệ của công ty.
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Đối với công ty cổ phần cần có danh sách các cổ đông sáng lập.
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên cần có danh sách các thành viên.
- Trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật thì cần có giấy ủy quyền.
- Bản sao công chứng giấy tờ tùy thân của các thành viên, người được ủy quyền nộp hồ sơ và người đại diện pháp luật (giấy tờ này không được quá 6 tháng).
2. Thủ tục và trình tự đăng ký thành lập công ty
2.1. Đối với cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty
Như đã nói ở trên, mặc dù hồ sơ đăng ký thành lập công ty có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, thế nhưng có một số tỉnh thành lớn như Quảng Ninh, Bình Dương, TP HCM, Hà Nội,… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ online. Do đó, để tránh mất thời gian đôi bên, bạn cần xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp thành lập trước khi đến thực hiện.
2.2. Các bước thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty qua mạng
Trình tự 5 bước thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty qua mạng như sau:
- Bước 1: Thực hiện tạo tài khoản, sau đó đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 2: Tiến hành tạo hồ sơ đăng ký thành lập công ty.
- Bước 3: Tại hệ thống đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần nhập thông tin vào.
- Bước 4: Tiến hành scan và tải các tài liệu đính kèm.
- Bước 5: Ký xác thực, sau đó nộp hồ sơ.
Lưu ý: Nếu sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ thì người thực hiện ký hồ sơ cần được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.
3. Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký thành lập công ty mất bao lâu?
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Trong trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, bạn chỉ cần thực hiện in giấy tiếp nhận và trực tiếp nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ theo thông báo của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó, nộp lại theo trình tự 5 bước trên.
4. Những điều kiện để có thể đăng ký thành lập công ty
Để có thể đăng ký thành lập công ty, bạn cần đảm bảo những điều kiện sau:
4.1. Xác định rõ loại hình của công ty
Trên thực tế có 5 loại hình doanh nghiệp thịnh hành tại Việt Nam:
- Công ty cổ phần.
- Công ty TNHH 1 thành viên.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân.
4.2. Đặt tên cho công ty
- Tên của công ty bắt buộc phải có 2 thành tố: Tên riêng và tên loại hình doanh nghiệp.
- Tùy theo doanh nghiệp, tên công ty có thể đặt theo tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt, nhưng không được trùng tên của công ty khác.
- Nên lựa chọn tên phù hợp với ngành nghề đã đăng ký.
4.3. Có địa chỉ trụ sở công ty rõ ràng
- Tại một địa chỉ cũng có thể đăng ký nhiều công ty khác nhau.
- Trong trường hợp địa chỉ công ty là căn hộ, chung cư thì cần phải có giấy tờ chứng minh được căn hộ, chung cư có đó phần diện tích dùng để làm văn phòng và phải có hợp đồng thuê văn phòng mà bạn đã ký với chủ đầu tư.
4.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Để có thể thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập công ty, bạn cần xác định rõ mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai gần.
4.5. Vốn điều lệ của công ty
Mặc dù doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn điều lệ, thế nhưng đây là cơ sở để doanh nghiệp có thể xác định được lệ phí môn bài cũng như cam kết nghĩa vụ tài chính đối với đối tác và khách hàng. Chính vì thế, vốn điều lệ càng cao sẽ chứng minh được năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng.
4.6. Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật có nghĩa là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Người đại diện theo pháp luật của công ty thường là người quản lý trực tiếp và điều hành mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp để ký kết các thủ tục giấy tờ với cơ quan nhà nước.
Xem thêm: Hỗ trợ thành lập công ty
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã thông tin đến bạn các điều kiện, thủ tục và cách đăng ký thành lập công ty. Nếu Quý khác có thắc mắc hoặc yêu cầu cần hỗ trợ, háy liên hệ với chúng tối ngay nhé.