Giải đáp: Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Mục lục
Hiện nay, khá nhiều người có ý định thành lập doanh nghiệp nhưng không phải ai cũng biết chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì? Bài viết sắp được chia sẻ dưới đây sẽ cập nhật chi tiết các thủ tục thành lập doanh nghiệp một cách cụ thể nhất để bạn nắm rõ và có bước đi khoa học hơn.
1. Giải đáp: “Để thành lập doanh nghiệp cần những gì?”
Để thành lập doanh nghiệp cần những gì? Căn cứ vào Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, để thành lập doanh nghiệp, các cá nhân sẽ cần phải chuẩn bị:
- Xác định được địa chỉ công ty (địa chỉ đó có quyền sử dụng hợp pháp trong kinh doanh). Địa chỉ này có thể thuộc quyền sở hữu của bạn, hoặc mượn, hoặc thuê của người khác.
- Chuẩn bị đầy đủ thông tin đăng ký doanh nghiệp, bởi khi đăng ký thì bạn cần phải tiến hành ghi đầy đủ thông tin nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Chẳng hạn: Vốn điều lệ của công ty là bao nhiêu? Tên của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp này do ai đại diện pháp luật?
- Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến thành viên, cổ đông của công ty. Chẳng hạn, nếu mục đích của bạn là thành lập công ty TNHH một thành viên do bạn làm chủ sở hữu thì cần bản sao công chứng căn cước công dân.
- Ngoài ra khi bắt đầu thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp thì mỗi bước thủ tục sẽ có những loại giấy tờ, những yêu cầu về công việc thực hiện khác nhau.
2. Hồ sơ và thủ tục để thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị các yếu tố ở trên, chủ doanh nghiệp sẽ phải đi qua các bước trình tự thủ tục dưới đây:
2.1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty
Trong bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ gồm có:
- Hộ chiếu còn hiệu lực, CCCD, CMND của thành viên góp vốn, chủ đầu tư, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông của công ty.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
2.2. Tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì? Bước tiếp theo sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần phải tiến hành nộp hồ sơ và chờ kết quả.
Người sáng lập hoặc người được ủy quyền sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nộp, phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp bổ sung và chỉnh sửa.
2.3. Khắc con dấu công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì? Bước cuối cùng, đó là doanh nghiệp cần lựa chọn con dấu của công ty. Luật doanh nghiệp 2020 quy định về thủ tục khắc dấu cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:
- Có thể dùng dấu điện tử hoặc dấu tròn.
- Doanh nghiệp sẽ tự quyết định nội dung của con dấu.
- Doanh nghiệp tự quyết định số lượng của con dấu.
- Việc lưu giữ và quản lý dấu của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Điều lệ của công ty.
3. Những điều cần nắm sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cần phải nắm những công việc cần làm dưới đây:
- Tiến hành treo bảng hiệu công ty.
- Tiến hành mở tài khoản ngân hàng.
- Thực hiện mua chữ ký số.
- Kê khai và tiến hành nộp tiền thuế môn bài.
- Lựa chọn phương pháp khai thuế GTGT + TNCN.
- Nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
- Doanh nghiệm mới cần lựa chọn loại hóa đơn sử dụng.
- Lựa chọn Chế độ kế toán và Phương pháp Khấu hao TSCĐ.
- Báo cáo với cơ quan Lao động thương binh xã hội.
- Tham gia và đóng tiền BHXH cho người lao động.
- Nộp kinh phí công đoàn cho Liên đoàn lao động.
- Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ.
- Thực hiện góp vốn đúng thời hạn quy định.
Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty
Như vậy, câu hỏi: “Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì?” đã được chúng tôi trả lời rõ trong bài viết trên. Qua thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ các quy trình để việc thành lập doanh nghiệp diễn ra tốt đẹp nhất.