Dịch vụ thành lập công ty trọn gói, uy tín, chất lượng
Mục lục
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là quá trình hỗ trợ khách hàng trong việc thành lập doanh nghiệp. Đây là quá trình bao gồm các bước như đăng ký kinh doanh, lập giấy phép, hợp đồng để thành lập công ty. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm được một đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín nhất nhé!
1. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là gì?
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là dịch vụ thuê luật sư và chuyên gia ngoài việc hỗ trợ các thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu còn giúp doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập công ty như kê khai thuế, phát hành hóa đơn điện tử, mở tài khoản ngân hàng,… với toàn bộ chi phí, phí dịch vụ đã bao gồm trong gói dịch vụ được thu từ khách hàng. Dịch vụ sẽ giúp khách hàng không phải trả thêm bất kỳ khoản phí hay mọi chi phí phát sinh.
2. Cần chuẩn bị gì để lập hồ sơ thành lập công ty
Trước khi bắt đầu chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty mới, chủ doanh nghiệp và các thành viên cần ngồi lại với nhau để thảo luận và xác định đầy đủ các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty.
2.1. Chọn loại hình kinh doanh
Loại hình kinh doanh là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần quan tâm và nắm vững. Chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể nhận diện và lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô kinh doanh để thu hút các nhà đầu tư khác.
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
2.2. Chọn ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp quy định về lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép hoạt động cũng như những mặt hàng doanh nghiệp được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị gia tăng cho người mua. Vì vậy, bạn cần xác định rõ ràng tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới.
Hiện nay, tất cả các ngành nghề kinh doanh đều được chuẩn hóa theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Quy trình, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 2023
2.3. Đặt tên công ty
Tên công ty là yếu tố liên quan đến việc nhận diện, nhận diện và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong tương lai.
Khi đặt tên công ty, chủ doanh nghiệp nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty của bạn có trùng với các công ty khác hay không, bạn có thể truy cập “Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
2.4. Xác định địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định bao gồm số nhà, đường, thôn, xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và email (nếu có).
Bạn cần lưu ý căn hộ (dùng để ở) không được dùng làm địa chỉ trụ sở công ty để đăng ký kinh doanh.
2.5. Xác định thành viên/cổ đông
Bạn cần liệt kê rõ ràng:
- Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông?
- Mỗi thành viên/cổ đông góp bao nhiêu vốn?
- Tỷ lệ góp vốn của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
Tất nhiên, thành viên/cổ đông có tỷ lệ góp vốn cao nhất sẽ có quyền và trách nhiệm cao nhất với công ty.
2.6. Xác định mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn góp hoặc cam kết góp của các thành viên, cổ đông trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.
2.7. Xác định người đại diện theo pháp luật
Sau khi xác định được tất cả các thông tin trên, bạn cần xác định ai sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật là người được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký hồ sơ thuế,…
Thông thường, chức danh người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc.
3. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói – Phan Law Vietnam
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là dịch vụ cung cấp quá trình thành lập công ty nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho khách hàng. Sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Phan Law Vietnam, khách hàng sẽ nhận được:
- Tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho khách hàng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho tất cả khách hàng trên toàn quốc.
- Đội ngũ luật sư có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm giúp khách hàng thực hiện quá trình thành lập công ty nhanh chóng.
- Tránh được mọi rủi ro hành chính cũng như thực thi các thủ tục đúng quy định và thời hạn.
- Được tư vấn về cách đặt tên doanh nghiệp chuyên nghiệp, tư vấn loại hình doanh nghiệp chuẩn mực cho quá trình hoạt động về sau.
- Giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về vấn đề liên quan đến việc thành lập công ty và hoạt động kinh doanh,…