Mẫu Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể và những lưu ý
Mục lục
Khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể, người đại diện hộ kinh doanh cần nộp Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể và một số giấy tờ khác. Nội dung bài viết dưới đây của Đăng ký kinh doanh sẽ giới thiệu mẫu Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể và những lưu ý.
1. Mẫu Giấy đăng ký kinh doanh cá thể
Mẫu Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể là yêu cầu bắt buộc về mặt thủ tục pháp lý đối với các hộ kinh doanh cá thể dạng gia đình. Căn cứ Phụ lục III-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định mẫu Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới nhất như sau:
Xem thêm: Những điều cần biết về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
2. Lưu ý cần biết trong quá trình đăng ký mẫu Giấy kinh doanh hộ cá thể
Nếu muốn làm thủ tục đăng ký Giấy chứng nhận hộ kinh doanh cá thể, bạn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng sau:
2.1 Đối tượng đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Các đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân trong hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và hành vi dân sự đầy đủ. Hoặc cá thành viên trong 1 gia đình, nhóm bạn,… muốn cùng nhay kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập kinh doanh. Người đại diện các thành viên trong hộ gia đình sẽ là người đứng tên trên Giấy phép kinh doanh.
Một người chỉ được đứng tên một hộ kinh doanh, trên phạm vi cả nước Việt Nam. Nếu người này đã là chủ một hộ kinh doanh trước đó hoặc chủ một doanh nghiệp nhưng chưa tiến hành giải thể thì người này không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới.
2.2 Đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể
Lưu ý về cách chọn lựa và đặt tên hộ kinh doanh:
- Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 yếu tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Ví dụ Hộ kinh doanh An Phát.
- Tên hộ kinh doanh không sử dụng cụm từ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp, như không được thêm cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của những hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong phạm vi Quận (huyện).
- Tên riêng của hộ kinh doanh không sử dụng tên tiếng anh. Nếu sử dụng cần đảm bảo giữa các ký tự có dấu chấm. Ví dụ: Hộ kinh doanh F.A.M.I.L.Y.
2.3 Địa điểm đăng ký hoạt động hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở chính.
Trường hợp địa chỉ đăng ký trụ sở kinh doanh này là nhà thuê hoặc mượn thì cần xác minh rõ tại địa chỉ này từ trước đến nay đã có ai thành lập hộ kinh doanh, doanh nghiệp chưa? Nếu có thì họ đã giải thể chưa? Trường hợp mà chưa giải thể thì cần trình báo lên cơ quan cấp Quận (huyện) để xử lý.
Địa chỉ đăng ký hộ kinh doanh tuyệt đối không được là chung cư và không được nằm trong khu quy hoạch của nhà nước.
2.4 Ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Hộ kinh doanh cá thể có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật pháp Việt Nam không cấm. Cấm kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
Với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam.
Muốn kinh doanh ngành nào thì ghi ngành, nghề đó vào mẫu Giấy đăng ký kinh doanh hộ cá hoặc lựa chọn mã ngành nghề muốn đăng ký nếu làm thủ tục đăng ký online.
2.5 Số lượng lao động tối đa trong hộ kinh doanh
Theo quy định trước đây thì số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa. Số lượng lao động phụ thuộc theo tình hình kinh doanh thực tế của hộ cá thể.