7 việc cần làm ngay sau khi thành lập công ty
Mục lục
Sau khi hoàn thành xong thủ tục xin giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp đã đủ điều kiện kinh doanh. Lúc này, doanh nghiệp cần chú ý đến những việc làm sau khi thành lập công ty dưới đây để hoàn thành theo đúng quy định pháp luật. Vậy sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần làm gì?
1. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Thông báo công khai và nộp phí là yêu cầu theo Điều 32 của Luật Doanh nghiệp 2020 sau khi công ty nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người đại diện công ty có thể đăng ký công khai và thanh toán phí trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư, hoặc thông qua chuyển khoản theo hướng dẫn. Thời hạn thực hiện yêu cầu này là 30 ngày kể từ ngày công khai.
2. Treo tên biển hiệu công ty
Theo khoản 4 của Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ rõ về tên công ty phải được gắn tại trụ sở chính. Việc không treo bảng hiệu có thể dẫn đến xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị khóa mã số thuế.
Như vậy, để tránh bị xử phạt thì ngay sau khi đăng ký kinh doanh, công ty có thể chụp ảnh hoặc gửi bản sao cho các đơn vị chuyên làm biển quảng cáo/ biển tên doanh nghiệp theo yêu cầu. Để tiết kiệm chi phí, có thể sử dụng biển tên bằng mika có kích thước từ 20 x 30cm để treo biển tên công ty đúng theo quy định pháp luật.
3. Kê khai và nộp lệ phí môn bài
3.1. Nộp lệ phí môn bài
Đối với việc nộp lệ phí môn bài, mức thuế phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty. Cụ thể, nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài phải đóng là 3 triệu đồng/năm. Trong trường hợp vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống, lệ phí môn bài phải đóng là 2 triệu đồng/năm.
3.2. Nộp tờ khai
Theo quy định của Điều 3 của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP, các doanh nghiệp mới thành lập được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên của việc thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, công ty vẫn cần nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Theo khoản 1 Điều 10 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp có thay đổi về vốn trong năm, người nộp lệ phí môn bài phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm xảy ra thay đổi thông tin.
Xem thêm: Cách đăng ký thành lập công ty ONLINE trực tuyến đơn giản
4. Đăng ký và kích hoạt chữ ký số điện tử
Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp và hỗ trợ trong việc kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, kê khai BHXH, ký hóa đơn và các quy trình liên quan. Vì vậy, công ty cần lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số uy tín để mua chữ ký số và đăng ký sử dụng với cơ quan thuế.
Khi đăng ký sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản sao hợp lệ của giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Việc không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định có thể bị xử phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng (Căn cứ vào Điều 30 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
6. Chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phù hợp
Khi công ty mới thành lập, việc lựa chọn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) phù hợp là rất quan trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp hàng kỳ của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Hiện nay, theo nội dung Điều 9 của Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, có hai phương pháp chính để tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên doanh thu.
7. Hoàn thiện điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có trách nhiệm đóng đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày thành lập công ty.
Đối với những ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cần bổ sung giấy phép con trước khi chính thức đi vào hoạt động. Ví dụ, các giấy tờ như chứng chỉ hành nghề, giấy phép an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, giấy phép kinh doanh bán lẻ… phải được đảm bảo và thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp trước khi hoạt động kinh doanh.