Quản trị doanh nghiệp thương mại là gì?
Mục lục
Quản trị doanh nghiệp thương mại là gì? Có bao nhiêu phương pháp quản trị doanh nghiệp thương mại? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về quản trị doanh nghiệp thương mại theo quy định của pháp luật nhé.
1. Quản trị doanh nghiệp thương mại là gì?
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Quản trị doanh nghiệp thương mại trong tiếng Anh được gọi là Commercial Enterprise Management. Quản trị doanh nghiệp thương mại là sự tác động có tổ chức, có định hướng của các nhà quản lý lên đối tượng quản lí để phát huy ưu thế của hệ thống, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, tiềm năng, kể cả con người) tận dụng mọi cơ hội và thời cơ hấp dẫn trên thị trường nhằm đạt được lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
2. Nội dung cơ bản của quản trị doanh nghiệp thương mại
Thứ nhất, quản trị doanh nghiệp thương mại trước hết là quản trị một doanh nghiệp. Bởi vậy, nhà quản trị phải thực hiện nhiều loại công việc khác nhau mang tính độc lập tương đối, người ta thường gọi là các chức năng của quản trị doanh nghiệp. Nếu quản trị theo chức năng là quản trị chung đối với mọi loại doanh nghiệp thì quản trị các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh thương mại là đặc thù riêng có cảu Quản trị doanh nghiệp thương mại.
Thứ hai, đối tượng chủ yếu và trực tiếp của Quản trị doanh nghiệp thương mại là con người, yếu tố tiềm năng quan trọng nhất của doanh nghiệp.
Thứ ba, quản trị doanh nghiệp thương mại nhằm mục đích đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp trên thị trường theo đúng chiến lược và kế hoạch đã định nhằm thoả mãn yêu cầu khách hàng, bảo đảm kinh doanh có lãi.
3. Phân loại quản trị doanh nghiệp thương mại
Quản trị doanh nghiệp thương mại theo chức năng là quá trình hoạch định, tổ chức, chỉ huy, kiểm soát, các nguồn lực, các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản trị doanh nghiệp thương mại theo các nghiệp vụ kinh doanh thương mại bao gồm các hoạt động nghiệp vụ: Nghiên cứu thị trường; Tạo nguồn – mua hàng; Quản trị dự trữ hàng hoá; Quản trị bán hàng; Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng; Quản trị marketing trong hoạt động kinh doanh.
Quản trị các nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra là việc quản lý nguồn lực của công ty và kết quả đầu ra theo năng suất. Việc quản trị này đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về doanh nghiệp.
4. Các phương pháp quản trị doanh nghiệp thương mại
Có ba phương pháp quản trị doanh nghiệp thương mại chính cần đáng lưu ý, đó là:
Quản trị kinh doanh theo chiến lược
Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như trong tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai.
Quản trị chương trình mục tiêu
Quản trị theo mục tiêu (MBO – Management By Objectives) là một phương pháp quản lý trong đó các nhà quản lý và nhân viên cùng thiết lập, ghi nhận và giám sát các mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể. Ngoài ra, MBO cũng chỉ ra việc mọi người có quan tâm đến việc thiết lập mục tiêu và so sánh hiệu suất với mục tiêu đã đề ra.
Quản trị theo các dự án kinh doanh
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra.