Kinh doanh hộ gia đình là gì? So sánh sự khác biệt giữa hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Mục lục
Hiện nay trên thị trường Việt Nam mô hình kinh doanh hộ gia đình diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Mô hình này cũng dễ bị nhầm lẫn với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vậy kinh doanh hộ gia đình là gì? Sự khác biệt giữa hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ như thế nào?
1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Có thể hiểu mô hình kinh doanh hộ gia đình là một cá nhân hoặc một gia đình tự thành lập và làm chủ. Người sáng lập sẽ có quyền đăng ký kinh doanh với phạm vi trên toàn quốc.
Tuy nhiên, mô hình kinh doanh hộ gia đình vẫn còn những hạn chế như: không được tuyển quá 10 nhân viên và chỉ được phép kinh doanh tại một địa điểm. Trong quá trình kinh doanh, người đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về tài sản và con dấu.
Hoạt động này bao gồm các hình thức kinh doanh như: Cung cấp và tổ chức các hoạt động dịch vụ, cung ứng, thương mại cũng như tổ chức sản xuất. Nếu hộ kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng trên 10 lao động thì phải chuyển sang hình thức doanh nghiệp.
2. Phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Hộ kinh doanh gia đình và doanh nghiệp nhỏ đều là hình thức kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được phát hành chứng khoán và không được phép xuất khẩu, nhập khẩu. Do đó, nhiều người sẽ có sự nhầm lẫn giữa hai hình thức kinh doanh này.
Bên cạnh đó, người đứng ra đăng ký kinh doanh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới đây là hai tiêu chí phân biệt 2 loại hình này:
2.1. Chủ thể thành lập
- Kinh doanh hộ gia đình: Được thành lập bởi một cá nhân, một nhóm người Việt Nam hoặc các hộ gia đình cùng sở hữu, quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của hộ kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhỏ: Do một cá nhân làm chủ và người đó sẽ đứng ra bỏ vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh. Không bắt buộc phải là người Việt Nam nhưng người đại diện phải trên 18 tuổi và đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đưa ra.
Xem thêm: Hỗ trợ thành lập công ty trọn gói
2.2. Quy mô kinh doanh
- Kinh doanh hộ gia đình: Có quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ. Và doanh nghiệp phải được đặt tại một địa điểm cố định (có thể là nơi thường trú, tạm trú hoặc địa điểm kinh doanh thường xuyên). Nếu kinh doanh theo mô hình lưu động phải có thông báo với cơ quan thuế và cơ quan quản lý.
- Doanh nghiệp nhỏ: Với hình thức này, quy mô sẽ lớn hơn hộ kinh doanh nhưng không có quy định về vốn, địa điểm kinh doanh và mô hình này cũng có thể mở nhiều địa điểm, địa chỉ kinh doanh khác nhau.
2.3. Số lượng nhân viên
- Kinh doanh hộ gia đình: Với mô hình kinh doanh hộ gia đình, bạn chỉ được phép thuê dưới 10 nhân viên. Muốn thuê trên 10 người trở lên thì phải chuyển sang kinh doanh nhỏ.
- Doanh nghiệp nhỏ: Đối với mô hình này, số lượng nhân viên sẽ không bị giới hạn, doanh nghiệp có thể chỉ từ 1 người hoặc lên đến hàng trăm người.
2.4. Điều kiện để kinh doanh
- Kinh doanh hộ gia đình: Đăng ký tại cơ quan chức năng cấp huyện. Giấy tờ và thủ tục đăng ký chỉ với một số trường hợp nhất định, không phải bất kỳ hình thức buôn bán nào cũng cần phải đăng ký. Không cần phải có con dấu riêng, không được bán, cho thuê cơ sở kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhỏ: Mọi trường hợp đều phải đăng ký với chính quyền cấp tỉnh. Bắt buộc phải có con dấu riêng được cơ quan công an cấp phép. Có quyền bán hoặc cho thuê kinh doanh.
2.5. Thủ tục giải thể
- Kinh doanh hộ gia đình: Không áp dụng hình thức giải thể/phá sản. Khi muốn chấm dứt kinh doanh, người đứng ra đăng ký hoạt động chỉ cần nộp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan chức năng.
- Doanh nghiệp nhỏ: Cần làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phá sản theo Luật Phá sản.
2.6. Ưu điểm của từng mô hình
- Kinh doanh hộ gia đình: Với quy mô nhỏ, giấy tờ pháp lý đơn giản, thuế thấp, phù hợp với mô hình kinh doanh nhỏ.
- Doanh nghiệp nhỏ: Mọi quyền quyết định sẽ phụ thuộc vào một người, dễ dàng đưa ra các quyết định liên quan đến hoạt động và ít bị ràng buộc về mặt pháp lý như các loại hình khác. Cơ cấu chặt chẽ hơn so với mô hình kinh doanh hộ gia đình.
2.7. Nhược điểm của từng loại hình
- Kinh doanh hộ gia đình: Mô hình còn khá nhỏ, hoạt động mang tính manh mún, khó phát triển, mở rộng.
- Doanh nghiệp nhỏ: Với mức độ rủi ro cao, họ sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp (chứ không chỉ riêng số vốn mà chủ thể kinh doanh phải bỏ ra).