Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà đăng ký doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?
Mục lục
Việc đăng ký doanh nghiệp cần thực hiện rất nhiều thủ tục rườm rà, khiến nhiều chủ doanh nghiệp lơ là mà không đăng ký kinh doanh. Việc làm này có thể vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định.
1. Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký bị phạt như thế nào?
Theo quy định của Pháp luật thì khi kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải thực hiện mọi thủ tục liên quan đến ngành, nghề kinh doanh của mình. Theo đó, nếu trốn tránh, không đăng ký doanh nghiệp mà bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm về thành lập doanh nghiệp.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Như vậy, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Ngoài ra, tổ chức có hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Kinh doanh trong trường hợp nào phải cần đăng ký doanh nghiệp?
Theo quy định Pháp luật thì thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh. Nếu chưa đăng ký doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Trong đó, thương nhân sẽ là các cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh, hoạt động trong các ngành, nghề, địa bàn và các hình thức mà Pháp luật không cấm.
Hiện nay, có nhiều hình thức kinh doanh liên quan đến cá nhân, hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể,… Nhưng mô hình kinh doanh phổ biến được nhiều người biết đến là thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh, thực hiện đúng trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh,…
Xem thêm: Mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp là bao nhiêu? Đối tượng nào được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp
3. Tổng hợp những hành vi bị nghiêm cấm tại Luật doanh nghiệp
Một số hành vi bị nghiêm cấm tại Luật doanh nghiệp có nội dung như sau:
- (i) Cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm giấy tờ khác trái với quy định của Doanh nghiệp 2020; gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- (ii) Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của doanh nghiệp thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
- (iii) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đang bị tạm dừng hoạt động kinh doanh.
- (iv) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và nội dung hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
- (v) Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
- (vi) Kinh doanh các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh trong quá trình hoạt động.
- (vii) Lừa đảo, rửa tiền, tài trợ khủng bố.