Góp vốn thành lập công ty là gì? Mức tối thiểu và tối đa góp vốn là bao nhiêu?
Mục lục
Liệu bạn đã biết góp vốn thành lập công ty là gì? Mức tối thiểu và tối đa góp vốn là bao nhiêu? Bài viết dưới đây, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ tư vấn cho các bạn các nội dung trên để nắm rõ. Mong rằng bài viết sẽ hỗ trợ được cho các bạn trong quá trình thành lập công ty.
1. Tìm hiểu góp vốn thành lập công ty là gì?
Góp vốn thành lập công ty là quá trình mà các cá nhân hoặc tổ chức đóng góp một lượng tài sản nhất định vào công ty tạo thành vốn điều lệ với mục tiêu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Thông thường, quá trình này sẽ được thực hiện dựa trên các thỏa thuận giữa các cổ đông hoặc thành viên của công ty và được ghi rõ trong điều lệ công ty cũng như các hợp đồng kèm theo.
Tài sản này có thể Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Mục tiêu của việc góp vốn là để công ty có đủ nguồn lực tài chính và vật chất để hoạt động, phát triển, và đối mặt với các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình kinh doanh.
2. Mức vốn thành lập công ty tối thiểu và tối đa là bao nhiêu?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa để thành lập doanh nghiệp. Nhưng với một số ngành đặc thù được quy định về vốn pháp định, như: như dịch vụ bảo vệ, hoạt động ngân hàng, bảo hiểm,… hoặc yêu cầu phải ký quỹ, như cho thuê lại lao động,… thì vốn thành lập công ty tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo như quy định.
Vốn điều lệ là sự cam kết về tài sản của công ty với Khách hàng, với đối tác. Vì vậy, khi mức vốn điều lệ quá thấp có thể làm giảm niềm tin giữa Khách hàng và đối tác; ngược lại, khi mức vốn điều lệ cao hơn có thể làm tăng niềm tin, đặc biệt trong hoạt động đấu thầu. Do đó, bạn có thể xem xét dựa trên khả năng kinh tế và mục đích hoạt động của mình để quyết định mức vốn điều lệ. Công ty có thể xác định mức vốn điều lệ căn cứ vào:
- Khả năng tài chính của chủ sở hữu, các thành viên góp vốn;
- Phạm vi, quy mô hoạt động của công ty;
- Chi phí hoạt động thực tế của công ty;
- Dự án kinh doanh mà công ty ký kết với đối tác…
3. Tầm quan trọng của vốn tối thiểu thành lập công ty
Mức vốn tối thiểu thành lập công ty sẽ:
- Đảm bảo năng lực tài chính: Vốn tối thiểu giúp doanh nghiệp có đủ nguồn lực để trang trải chi phí ban đầu cho hoạt động kinh doanh như: thuê mặt bằng, mua sắm nguyên vật liệu, chi phí nhân công,…
- Nâng cao uy tín của doanh nghiệp: Vốn tối thiểu thể hiện tiềm lực tài chính và sự cam kết của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh, từ đó nâng cao uy tín đối với Khách hàng, đối tác;
- Giảm thiểu rủi ro: Vốn tối thiểu giúp doanh nghiệp có khả năng chống chịu tốt hơn trước những biến động của thị trường và rủi ro kinh doanh;
- Tuân thủ pháp luật: Việc đáp ứng vốn tối thiểu là điều kiện bắt buộc đối với những ngành nghề đặc biệt theo quy định của pháp luật.
4. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý công ty
Đăng ký kinh doanh nhanh là đơn vị cung cấp các dịch vụ liên quan đến pháp luật về doanh nghiệp, như: vốn thành lập công ty, hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp… Đội ngũ Luật sư, Chuyên viên pháp lý luôn lắng nghe, tư vấn và đưa ra phương án để thực hiện. Phương châm xuyên suốt trong quá trình làm việc của chúng tôi là “Thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tâm và tận tình”.
Khi các bạn gặp bất kỳ vướng mắc pháp lý hoặc muốn được tư vấn chi tiết thêm, hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.