Giải thể doanh nghiệp: Người lao động sẽ được thanh toán những gì?
Mục lục
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc giải thể doanh nghiệp như bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hết thời hạn hoạt động hoặc theo quyết định của chủ sở hữu. Nhưng dù theo cách nào thì việc giải thể doanh nghiệp cũng gây ảnh hưởng lớn đến người lao động. Vậy trong trường hợp này, người lao động sẽ được giải quyết như thế nào?
1. Quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp giải thể?
1.1. Trả tiền lương
Với trường hợp giải thể doanh nghiệp mà chưa thanh toán tiền lương thì công ty phải ưu tiên tiền lương của người lao động trước. Tiền lương được nhận tương ứng với số ngày làm việc và cần giải quyết các quyền lợi cho người lao động.
1.2. Được thanh toán trợ cấp thôi việc
Người lao động làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên trong trường hợp công ty giải thể sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019.
Số tiền trợ cấp này sẽ do người sử dụng lao động chi trả, mỗi năm làm việc tương ứng với 01 tháng lương. Cụ thể như sau:
- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được tính bằng tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp.
- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc được xác định là mức lương bình quân của 6 tháng liên tục theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc.
1.3. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Khi hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp thì công ty cần đóng đầy đủ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với thời gian người lao động đã đóng. Nhân viên làm việc mà không phải trả những khoản trợ cấp bảo hiểm này. Quy định này được đưa ra nhằm đảm bảo các quyền lợi từ chính sách bảo hiểm cho người lao động được duy trì và không bị ảnh hưởng trong quá trình giải thể doanh nghiệp.
1.4. Được hưởng các quyền lợi khác (nếu có)
Ngoài các quyền lợi nêu trên, người lao động còn được hưởng phụ cấp hàng tháng, phụ cấp nhiên liệu, phụ cấp độc hại và các hình thức hỗ trợ khác nếu có quy định trong hợp đồng lao động.
1.5. Nhận trợ cấp thất nghiệp
Khoản trợ cấp này sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả với mức trợ cấp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng liên tục trước khi người lao động thất nghiệp. Quy định này được tuân theo tại Điều 50 của Luật Việc làm.
Lưu ý: Người lao động bắt đầu làm việc và ký hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2009 trở đi sẽ không được hưởng trợ cấp mất việc mà chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Xem thêm: Luật giải thể doanh nghiệp là gì? Điều kiện và các trường hợp giải thể
2. Trong trường hợp nào người lao động sẽ được hưởng lương hưu?
Nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội đến khi đủ tuổi và đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể thực hiện thủ tục để hưởng chế độ hưu trí (nhận lương hưu hàng tháng) theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hằng tháng được tính như sau:
- Từ ngày Luật này có hiệu lực đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện (theo Điều 54 của Luật) được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (theo Điều 62 của Luật) tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó, mỗi năm sẽ thêm 2% đối với nam và 3%; đối với nữ mức tối đa là 75%.
Ngoài ra, sau khi giải thể doanh nghiệp và chốt sổ bảo hiểm xã hội bạn có thể thực hiện thủ tục nhận chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội. Theo quy định, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng dưới một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.