Doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh cần gì?
Mục lục
Dựa vào thống kê Hội doanh nghiệp có thể thấy Việt Nam hiện có khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân. Với số lượng doanh nghiệp này thì mỗi năm đang tạo ra khoảng hơn 1,2 triệu cơ hội việc làm. Lực lượng lao động trong loại hình này chiếm đến hơn 51% lực lượng lao động của cả nước. Từ đó có thể loại hình doanh nghiệp tư nhân đang rất phổ biến và phát triển. Cũng vì vậy mà những thủ tục đăng ký kinh doanh hay vấn đề đăng ký kinh doanh cần gì nhận được nhiều sự quan tâm.
Những điều cần biết về doanh nghiệp tư nhân
Trước khi đăng ký, người thành lập cần phải hiểu rõ về loại hình mình chuẩn bị đăng ký. Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp được phép thành lập tại Việt Nam. Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 có định nghĩa về loại hình này như sau:
– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ.
– Chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động
– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Cũng như những loại hình khác, muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu phải thông qua thủ tục đăng ký. Đó là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập. Thủ tục này được tiến hành với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh cần gì?
Trước khi đăng ký kinh doanh, người thực hiện phải chuẩn bị từng yếu tố cần có cho thủ tục này. Tất cả phải được hoàn thiện trước giai đoạn liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh. Nếu thiếu bất kỳ yếu tố nào sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đăng ký.
Tên doanh nghiệp tư nhân
Tuỳ theo phương thức và cách thức kinh doanh mà tên doanh nghiệp sẽ được đặt theo ý muốn của chủ doanh nghiệp. Nhưng phải lưu ý rằng việc đặt tên phải bảo đảm theo đúng quy định. Cụ thể, tên doanh nghiệp sẽ bao gồm:
– Tên loại hình doanh nghiệp được viết dưới dạng “Doanh nghiệp tư nhân” hoặc “DNTN”
– Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong trong bản chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
– Về tên bằng tiếng nước ngoài: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tiếng việt sang, một trong những tiếng nước hệ chữ La – tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng có thể giữ nguyên hoặc dịch sang với nghĩa tương ứng.
Trụ sở doanh nghiệp tư nhân
Điều 43 Luật doanh nghiệp 2014 có định nghĩa cụ thể về yếu tố mà doanh nghiệp cần có. Đó là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Cũng như tên, trụ sở là thông tin cơ bản cần kê khai trên hồ sơ đăng ký kinh doanh. Một trụ sở đúng chuẩn sẽ bảo đảm các yêu cầu như trên. Ngoài ra khi lựa chọn trụ sở, doanh nghiệp cần lưu ý không được đặt trụ sở tại:
– Căn hộ chung cư
– Diện tích thuộc nhà chung cư trong các trường hợp sau:
+ Nhà chung cư chỉ có chức năng để ở.
+ Phần diện tích nhà chung cư có chức năng để ở đối với các tòa nhà hỗ hợp
Ngành nghề đăng ký kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh sẽ phụ thuộc vào chuyên môn và định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân sẽ lựa chọn ngành nghề và đăng ký trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Ngoài những ngành nghề bị cấm thì chủ sở hữu có quyền tự do lựa chọn. Riêng với các ngành nghề có điều kiện thì cần phải bảo đảm đúng các yêu cầu đã đề ra.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ là vấn đề thiết yếu nhất trong mọi thủ tục đăng ký kinh doanh nói chung và với doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Về cơ bản, hồ sơ sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.