Có nên thành lập công ty không? Những lưu ý khi thành lập công ty
Mục lục
Có nên thành lập công ty không là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn đang cần tìm hiểu về vấn đề này và những lý do trước khi thành lập công ty thì hãy tham khảo bài viết của Phan Law Vietnam dưới đây để có cái nhìn tổng quan hơn nhé!
1. Có nên thành lập công ty hay không?
Hiện nay, nhờ vào công nghệ số hiện đại mà việc kinh doanh ngày càng trở nên đơn giản hơn, chỉ cần bạn có vốn, đam mê và có năng lực thì đã có thể kinh doanh lĩnh vực mình yêu thích. Vậy có nên thành lập công ty không? Câu trả lời là có, dưới đây là những lý do bạn nên mở công ty:
- Khi thành lập công ty, bạn có quyền quyết định, có quyền quản lý và có quyền sở hữu doanh nghiệp của mình.
- Việc thành lập công ty sẽ mang lại bước ngoặt lớn trong quá trình kinh doanh của chính bạn. Việc mở công ty có thể giúp thương hiệu, sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến, tin cậy và sử dụng, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
- Thành lập công ty đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Thay vì chỉ mở 1 hoặc 2 chi nhánh bán lẻ nhỏ, bạn có thể thành lập cả một công ty chuyên bán mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ đó.
- Đăng ký thành lập công ty đồng nghĩa với việc bạn hoạt động đúng quy định và được pháp luật bảo vệ, quá trình kinh doanh của bạn ngày càng nghiêm túc và hoàn thiện.
- Hơn nữa, việc thành lập công ty sẽ giúp thương hiệu sản phẩm của bạn được bảo vệ, tránh việc sao chép, copy nhãn hiệu của bạn từ các bên khác.
- Thành lập công ty sẽ tạo việc làm cho nhiều người khác.
- Công ty Việt Nam có tư cách pháp nhân hợp lệ sẽ được hưởng các quyền lợi theo pháp luật Việt Nam.
- Ngoài ra, lý do cuối cùng bạn nên thành lập công ty là việc thành lập công ty giúp bạn thỏa mãn niềm đam mê kinh doanh và trở thành một ông chủ, giám đốc chính hiệu.
2. Vấn đề cần lưu ý trước khi thành lập công ty
Trong quá trình thành lập công ty bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây:
2.1. Chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh
Để kinh doanh, mua bán hàng hóa, sản xuất, chủ công ty cần phải đăng ký các ngành nghề liên quan để đạt được mục đích kinh doanh của mình.
Trường hợp công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì không cần đáp ứng những quy định về vốn, chứng chỉ hành nghề,… mà có thể trực tiếp hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy phép.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có yêu cầu nhất định thì phải đáp ứng các điều kiện về vốn, chứng chỉ hành nghề, giấy phép,… mới được phép kinh doanh.
2.2. Chuẩn bị địa chỉ công ty theo quy định
Chủ công ty cần có địa chỉ kinh doanh để đăng ký thành lập công ty. Vì vậy, doanh nghiệp phải chuẩn bị địa chỉ công ty chính xác và cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam. Nghiêm cấm việc sử dụng địa chỉ giả.
2.3. Lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp
Công ty cần lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp để có thể dễ dàng thành lập và đi vào hoạt động. Doanh nghiệp cần căn cứ vào số lượng thành viên góp vốn, điều kiện hoạt động kinh doanh hoặc mong muốn của doanh nghiệp để lựa chọn loại hình phù hợp cho công ty.
Hiện nay, chủ công ty có thể lựa chọn một trong các loại hình sau để đăng ký kinh doanh như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,…. Mỗi loại đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
2.4. Chuẩn bị đủ vốn và kê khai vốn điều lệ
Muốn thành lập công ty thì phải chuẩn bị vốn. Mức vốn có thể phụ thuộc vào khả năng tài chính hoặc quy định của ngành về vốn tối thiểu.
Ngoài ra, khi thành lập công ty, doanh nghiệp phải kê khai vốn điều lệ. Trong một số trường hợp, số vốn này cần phải được chứng minh. Bởi hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hoặc tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng đến vài tỷ đồng.
2.5. Chọn người làm người đại diện theo pháp luật cho công ty
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Vì vậy, cần lựa chọn người có đủ năng lực, kinh nghiệm và thực hiện tốt trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của công ty.
2.6. Chuẩn bị tên công ty, tránh trùng lặp với công ty khác:
Tên công ty phải có cấu trúc đầy đủ bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên cá nhân. Tên cá nhân được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Các doanh nghiệp cấm sử dụng các từ và biểu tượng không phù hợp về mặt văn hóa trong tên của họ. Cấm sử dụng tên cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên công ty. Đặc biệt, doanh nghiệp không được phép đặt tên công ty trùng với tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
3. Lưu ý về quá trình chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép thành lập công ty
Sau khi chuẩn bị đầy đủ thông tin, doanh nghiệp sẽ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập công ty, thủ tục bao gồm:
- Giấy đề nghị Sở kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty;
- Điều lệ cụ thể của doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông, thành viên đã góp vốn vào công ty;
- Các giấy tờ liên quan như: CMND, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập…
Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở kế hoạch và đầu tư. Sau khoảng 3 – 5 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép thành lập công ty.