Bật mí cách phân biệt bánh kẹo mứt Tết thật, giả khi mua sắm
Mục lục
Vào dịp Tết, thị trường bánh kẹo rất đa dạng, phong phú. Trong đó tràn lan nhiều mặt hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vậy cách phân biệt bánh kẹo mứt Tết thật, giả như thế nào? Phan Law Vietnam sẽ bật mí cách phân biệt chi tiết giúp bạn qua bài viết dưới đây.
1. Dựa vào tên thương hiệu
Để bắt chước các thương hiệu nổi tiếng mà không có luật bản quyền, tên của các sản phẩm giả, nhái thường sẽ khác 1-2 chữ cái so với bánh kẹo thật. Vì vậy, trước khi mua bất kỳ loại kẹo mứt Tết nào, bạn nên quan sát kỹ nhãn mác và tên bánh kẹo trước đó. Nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu lạ hãy lên Google tra tên nhãn hiệu kẹo chính hãng để biết đó là bánh kẹo thật hay bánh kẹo giả.
Ví dụ: Bánh thật có tên là Cosy, bánh hàng giả, nhái có tên là Gosy. Bánh kẹo thật có tên là Tipo, bánh nhái là Tippo. Ngoài ra, bánh kẹo mứt Tết giả còn có thể nhái cách phát âm giống như thương hiệu thật là Custard và Custas hoặc Choco-Pie và Choco Pai.
2. Thông tin nhà sản xuất
Kẹo mứt Tết giả thường có địa chỉ chung của cơ sở sản xuất, không có ngày sản xuất, không có hạn sử dụng hoặc không có thành phần trong kẹo. Đặc điểm này rất dễ nhận biết. Do đó, trước khi mua bạn cần quan sát kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, khi chọn mua bánh, kẹo, mứt Tết nên chọn những sản phẩm có bao bì, nhãn mác, địa chỉ, giấy chứng nhận chất lượng rõ ràng từ cơ quan chức năng. Bạn nên tìm mua ở những đại lý, siêu thị, cửa hàng uy tín…
3. Dựa vào bao bì sản phẩm
Dựa vào bao bì sản phẩm khó có thể phân biệt do cơ sở sản xuất bánh kẹo mứt Tết giả ngày càng tinh vi. Bao bì giả được in đẹp, màu sắc tươi sáng, rõ ràng không khác gì sản phẩm thật. Tuy nhiên, vẫn có những đặc điểm không giống bánh kẹo mứt Tết thật nhờ vào màu nhạt hơn hoặc quá sáng, thông tin in bị mờ hoặc không rõ ràng. Qua đó, bạn có thể phân biệt qua những chi tiết như:
- Hạn sử dụng: Kẹo mứt Tết có hạn sử dụng mờ, có dấu hiệu tẩy xóa, thậm chí không có hạn sử dụng.
- Nguồn gốc: Bánh kẹo mứt Tết giả thường có địa chỉ chung chung và không rõ ràng về cơ sở sản xuất. Kẹo chính hãng sẽ có địa chỉ rõ ràng, còn kẹo nhập khẩu sẽ có nhãn mác Việt Nam kèm theo.
- Hình thức bên trong: Đây là sự phân biệt bánh kẹo mứt Tết giả và thật nhanh chóng nhất. Chất lượng và hình thức bên trong hộp kẹo giả rất sơ sài. Còn bánh kẹo mứt Tết thật được xếp chỉn chu, ngay ngắn.
- Kiểm tra tem chống giả: Nếu là bánh kẹo chính hãng sẽ có tem chống hàng giả. Còn với bánh kẹo giả sẽ không có tem này. Trong trường hợp tem giả, bạn có thể nhận biết bằng các cách sau: soi tia cực tím, hơ nóng hoặc chà mạnh. Ngoài ra, bạn có thể quan sát ở nhiều góc độ khác nhau.
- Màu sắc bánh kẹo mứt Tết: Các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng thường sử dụng chất tạo màu, phụ gia để đánh lừa người tiêu dùng. Những chất này thường rẻ tiền, không tự nhiên và chứa chất độc hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi mua hoặc sử dụng hãy cẩn thận với những thực phẩm có màu sắc bắt mắt.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các loại bánh, kẹo mứt Tết có màu sắc lòe loẹt, tươi sáng là do sử dụng màu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng.
Xem thêm: Xử lý hành vi buôn bán kẹo mứt Tết giả
Có thể thấy rằng, bánh kẹo mứt Tết ngày càng tràn lan trên thị trường, nhất là vào những ngày cận kề dịp Tết Nguyên Đán. Do đó, khi tìm mua bánh kẹo mứt Tết bạn cần quan sát kỹ thông tin trên bào bì như nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn. Bạn cũng cần chú ý đến thành phần, cách bảo quản sản phẩm và màu sắc bên trong bánh kẹo như thế nào. Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái sau khi đọc xong bài viết này nhé!