Cập nhật sổ sách kế toán cho công ty mới thành lập 2023
Mục lục
Sổ sách kế toán cho công ty mới thành lập được quy định như thế nào? Vai trò của sổ kế toán trong doanh nghiệp là gì? Có các hình thức ghi sổ kế toán nào? Cùng Đăng ký kinh doanh nhanh tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé.
1. Sổ sách kế toán là gì?
Sổ kế toán là loại sổ chuyên dùng để ghi chép, lưu giữ và hệ thống nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong công ty theo trình tự thời gian, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện các báo cáo, quyết toán theo quy định pháp luật.
2. Vai trò của sổ kế toán trong doanh nghiệp
Sổ kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng, do đó dù doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp mới thành lập thì cũng đều cần có loại sổ này.
- Sổ kế toán ghi chép và lưu trữ toàn bộ các nghiệp vụ về kinh tế, tài chính phát sinh theo kinh tế và tình hình, trình tự thời gian của doanh nghiệp.
- Nhờ có sổ kế toán mà doanh nghiệp có thể thực hiện so sánh số liệu để tìm nguyên nhân, đưa ra hướng giải quyết vấn đề tài chính trong doanh nghiệp mình.
- Sổ kế toán cũng chính là phương tiện vật chất để thực hiện công tác kế toán. Trong quá trình thu nhận và xử lý thông tin về hoạt động kinh doanh, các chứng từ chỉ phản ánh thông tin rời rạc của từng hoạt động kinh tế riêng biệt. Vì vậy, việc tập hợp hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên từng chứng từ vào sổ kế toán sẽ giúp nhìn thấy rõ kết quả kinh doanh, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Đây được coi là khâu trung gian của toàn bộ công tác kế toán, là bộ phận trung gian để các chứng từ gốc ghi chép rời rạc được tập hợp, phản ánh đầy đủ có hệ thống nhằm phục vụ công tác tính toán, tổng hợp thành các chỉ tiêu kinh tế biểu hiện của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Những điều cần biết về hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
3. Các hình thức ghi sổ kế toán
Theo Thông tư 200 có 5 hình thức ghi sổ kế toán như sau:
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính;
- Hình thức kế toán Nhật ký chung;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.
Theo Thông tư 133 có 4 hình thức ghi sổ kế toán như sau:
- Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính;
- Hình thức kế toán Nhật ký chun;
- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.
Doanh nghiệp cần dựa vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật… để lựa chọn hình thức kế toán phù hợp và tuân theo quy định của hình thức sổ kế toán đó.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những quy định cụ thể về mẫu sổ, số lượng, kết mẫu, trình tự, phương pháp ghi chép cũng như mối quan hệ giữa các sổ kế toán.
4. Sổ sách kế toán cho công ty mới thành lập
Với kinh nghiệm nhiều năm, Đăng ký kinh doanh nhanh nhận thấy các công ty mới thành lập thường lựa chọn hình thức Nhật Ký – Sổ Cái để thực hiện quản lý nghiệp vụ kế toán. Đây là hình thức đơn giản, tiện lợi, phù hợp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối lượng công việc ít, không bị phát sinh thường xuyên…
Công tác làm sổ sách kế toán cho công ty mới thành lập như sau:
– Căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra, thực hiện các phiếu cần thiết
- Các chứng từ thuế GTGT, thuế môn bài;
- Bảng công, bảng lương, bảng phân bổ khấu hao;
- Các chứng từ ngân hàng cho hóa đơn có giá trị lớn hơn 20 triệu;
- Phiếu nhập kho, phiếu thu, phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng.
– Thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí
- Chốt sổ cuối tháng trên sổ Nhật ký chung, ghi chép vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp;
- Xác định số dư cuối kỳ NỢ CÓ, lập bảng cân đối kế toán, xác định chi phí, kết quả kinh doanh.
– Kiểm tra và đối chiếu số liệu
Kế toán tiến hành kiểm tra số liệu trên Sổ Cái và bảng tính tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính một cách chính xác, minh bạch.