Cách thành lập công ty giá rẻ năm 2022
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp tốn ít chi phí là mong ước của nhiều người khi tiến hành các thủ tục thành lập công ty. Nếu bạn nắm rõ những quy định của pháp luật, cách thức thành lập doanh nghiệp thì chi phí thành lập sẽ rẻ hơn rất nhiều và không tốn nhiều thời gian của bạn. Bài viết hôm nay chúng tôi cập nhật đến các bạn những quy định pháp lý để thành lập công ty giá rẻ.
1. Những lưu ý trước khi tiến hành thành lập công ty giá rẻ
1.1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Tiến hành lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của từng doanh nghiệp khác nhau. Hiện nay theo quy định của pháp luật có bốn loại hình doanh nghiệp chính là: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mọi người nên cân nhắc và xác định cho mình một loại hình phù hợp.
1.2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Các ngành nghề kinh doanh được kê khai phải áp dụng theo mã hệ thống ngành nghề kinh doanh theo Quyết định số 27/2018/TTg. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cá nhân, tổ chức cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện thành lập khi tiến hành đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp cần phải dự trù những ngành nghề mình định hướng phát triển trong tương lai để tránh tình trạng bổ sung ngành nghề kinh doanh trong tương lai
1.3. Chọn trụ sở chính
Trụ sở chính doanh nghiệp khai trong thủ tục thành lập công ty phải có quyền sử dụng hợp pháp. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải là chủ sở hữu địa điểm đăng ký trụ sở. Hoặc trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn… cần phải có hợp đồng theo đúng pháp luật.
Các chung cư dùng để ở sẽ không được quyền làm trụ sở công ty. Trừ trường hợp chung cư được chủ đầu tư xin phép xác định là có chức năng kinh doanh.
1.4. Quyết định người đại diện theo pháp luật
Trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ cần phải kê khai người đại diện theo pháp luật. Các quy định về người đại diện theo pháp luật được nêu rõ tại Luật Doanh nghiệp. Theo đó:
– Người đại diện theo pháp luật phải cư trú tại Việt Nam. Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện nhưng phải xuất cảnh khỏi Việt nam sẽ phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác.
– Người đại diện có quyền và nghĩa vụ trong các giao dịch của công ty. Đồng thời là đại diện cho công ty trước pháp luật.
– Có thể có hơn một người đại diện theo pháp luật đối với Công ty TNHH và Công ty Cổ phần.
1.5. Đặt tên doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp phải đúng theo quy định của pháp luật, trong đó tên doanh nghiệp bao gồm: Loại hình công ty và tên riêng
Tên doanh nghiệp không được trùng lặp với những công ty đã đăng ký trước; Dễ gây nhầm lẫn; Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên nhãn hiệu của bên thứ 3 đã được bảo hộ trước thời điểm thành lập doanh nghiệp; Có các yếu tố trái với thuần phong mỹ tục; Sử dụng từ ngữ có tính chất bạo động, vi phạm văn hoá, lịch sử; Sử dụng tên của lực lượng quân đội, vũ trang, công an, cơ quan nhà nước (trừ trường hợp được cho phép)
2. Hồ sơ thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh: Tùy vào loại hình công ty mà những loại hồ sơ yêu cầu có khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nộp tiền phí lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.