Các trường hợp phải thay đổi đăng ký doanh nghiệp chi tiết
Mục lục
Trong một số trường hợp bất đắc dĩ thì các công ty cần phải thay đổi đăng ký doanh nghiệp và thông báo nội dung thay đổi này lên cơ quan đăng ký. Vậy các trường hợp nào phải thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về vấn đề thay đổi đăng ký doanh nghiệp dành cho bạn!
1. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Bên cạnh thông tin về sự thay đổi đăng ký doanh nghiệp thì điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận cũng là vấn đề được mọi người quan tâm.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và văn bản bằng giấy hoặc điện tử, ghi lại những thông tin liên quan về doanh nghiệp, được cấp bởi Cơ quan đăng ký kinh doanh. Căn cứ theo Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
“1. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
b) Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 của Luật này;
c) Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
d) Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, doanh nghiệp được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ được cấp sau khi hồ sơ doanh nghiệp gửi đăng ký đủ điều kiện và hợp lệ. Ngoài ra, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ không có thời gian sử dụng mà phụ thuộc vào sự tồn tại và quyền quyết định liên quan đến doanh nghiệp.
2. Các trường hợp thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp khi có sự thay đổi về một hoặc một số nội dung sau:
2.1. Thông tin về doanh nghiệp
- Thay đổi tên doanh nghiệp với một vài lý do như đổi tên thương hiệu, mở rộng thị trường, hợp nhất hoặc tách doanh nghiệp,…
- Chuyển đổi trụ sở chính của doanh nghiệp do nhu cầu kinh doanh, thay đổi địa điểm kinh doanh,…
- Cập nhật thông tin liên lạc của doanh nghiệp như số điện thoại, email, website,… để đảm bảo hoạt động kinh doanh.
- Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (ví dụ: từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên) để phù hợp với mô hình kinh doanh và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
2.2. Thông tin về vốn
- Tăng vốn điều lệ để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các dự án mới,… hoặc giảm vốn điều lệ do thua lỗ, thoái vốn của thành viên,…
- Thay đổi tỷ lệ góp vốn của các thành viên do nhu cầu điều chỉnh cấu trúc sở hữu doanh nghiệp.
2.3. Thông tin về người đại diện theo pháp luật
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật do người hiện tại không đủ điều kiện hoặc do nhu cầu thay đổi cấu trúc quản lý doanh nghiệp.
- Cập nhật thông tin liên lạc của người đại diện theo pháp luật để đảm bảo liên lạc thuận tiện.
2.4. Ngành nghề kinh doanh
- Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới để mở rộng hoạt động kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Doanh nghiệp có thể loại bỏ những ngành nghề kinh doanh không còn hiệu quả hoặc không phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh chính để phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quy trình thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
3. Thời hạn thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thanh đổi đăng ký doanh nghiệp và nộp nội dung thay đổi tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời gian 10 ngày khi có sự thay đổi.
Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ sẽ xem xét tính hợp lệ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản về nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.