Để thành lập công ty cần những gì?
Mục lục
1. Để thành lập công ty cần đáp ứng những điều kiện gì?
1.1. Điều kiện về chủ thể đăng ký
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có căn cước công dân/ chứng minh nhân dân/ hộ chiếu.
- Không nằm trong danh sách những đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp.
1.2. Điều kiện về cổ đông góp vốn, thành viên sáng lập hoặc tự đầu tư
Trong điều lệ công ty hoặc danh sách cổ đông/ thành viên kèm theo bản sao hợp lệ các giấy tờ, cần phải ghi rõ vốn đăng ký và tỷ lệ góp vốn.
Nếu thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập là một tổ chức thì cần phải bổ sung một số giấy tờ như: Bản quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện được ủy quyền từ tổ chức như hộ chiếu còn hiệu lực, căn cước công dân, chứng minh nhân dân.
1.3. Loại hình doanh nghiệp
Muốn thành lập công ty cần những gì là điều mà các chủ thể băn khoăn. Trước khi thành lập công ty, bạn cần nắm rõ được các loại hình doanh nghiệp. Trên thực tế, có 04 loại hình công ty phổ biến tại Việt Nam:
- Công ty hợp danh.
- Công ty cổ phần.
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn.
1.4. Điều kiện về tên của công ty
Trước hết, tên công ty phải được viết bằng tiếng Việt và có đầy đủ 02 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên riêng: Doanh nghiệp có thể đặt tên dựa vào lĩnh vực kinh doanh chính hoặc theo các ngành có thể phát triển sau này. Tuy nhiên, cần lưu ý hiên nay các công ty mới thành lập ngày càng nhiều cần tránh không được đặt tên trùng với các doanh nghiệp trước đó, những đơn vị nhà nước, cơ quan chính trị – xã hội,…
1.4. Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có địa chỉ được xác định gồm thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Trụ sở chính của doanh nghiệp không được là chung cư hoặc nhà tập thể.
- Bắt buộc phải có số điện thoại, kèm theo thư điện tử hoặc fax (nếu có).
1.5. Người đại diện theo pháp luật
Theo Khoản 1, Điều 12, Luật Doanh Nghiệp 2020: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Người đại diện pháp luật là người thay mặt công ty ký những văn bản, hợp đồng, giấy tờ giao dịch khác…
Khi đăng ký thành lập công ty cần có đầy đủ thông tin cá nhân và chức danh người đại diện theo pháp luật như: giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị,…
Trường hợp doanh nghiệp thuê người đại diện thì phải cung cấp thêm quyết định bổ nhiệm và hợp đồng lao động.
2. Phan Law Vietnam – đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín
Phan Law Vietnam tự hào là một trong những đơn vị tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Chúng tôi cam kết:
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng các thủ tục và giấy tờ liên quan sau khi thành lập.
- Đội ngũ luật sư với trình độ chuyên môn cao, giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Luôn khách quan, chính trực, minh bạch trong công việc, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
- Sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến của khách hàng, luôn mang đến kết quả tốt nhất cho mọi doanh nghiệp.
3. Một số câu hỏi liên quan
3.1. Thành lập công ty cần những loại giấy tờ nào?
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký công ty.
- Bản điều lệ của công ty.
- Con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
- Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức, cần có văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền.
- Nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ thì cần có văn bản ủy quyền cho cá nhân/ tổ chức thực hiện thủ tục.
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp.
3.2. Quy trình thành lập công ty gồm mấy bước?
- Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp.
- Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ chứng thực của cá nhân (bản sao).
- Bước 3: Thực hiện chọn tên công ty.
- Bước 4: Xác định rõ trụ sở đăng ký kinh doanh.
- Bước 5: Xác định ngành nghề kinh doanh.
Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Phan Law Vietnam đã giúp bạn tháo gỡ thắc mắc: “Để thành lập công ty cần những gì?” qua bài viết trên. Hy vọng, bạn đọc sẽ nắm rõ những việc cần làm trong quá trình thành lập công ty.