Buôn bán quần áo Tết nhập lậu bị phạt như thế nào?
Mục lục
Mỗi dịp Tết đến, xuân về là nhu cầu mua sắm quần áo Tết của người dân lại tăng cao. Lợi dụng điều này, nhiều thương nhân nhập lậu quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán ra thị trường. Đây là “vấn nạn” vào mỗi dịp Tết khiến người dân lo lắng. Vậy hành vi buôn bán quần áo Tết hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Thế nào là quần áo Tết nhập lậu?
Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định hàng hóa nhập lậu gồm các sản phẩm sau:
Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Do đó, nếu bạn nhập quần áo lậu trong dịp Tết theo quy định trên thì có thể bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Với hành vi nhập lậu hàng hóa, quần áo Tết nhập lậu có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Buôn bán quần áo Tết nhập lậu bị xử phạt hành chính như thế nào?
Để đáp ứng nhu cầu thời trang vào dịp Tết cho mọi người, nhiều chủ buôn đã lựa chọn kinh doanh quần áo Tết nhập lậu để thu về lợi nhuận riêng cho mình. Theo đó, đây được coi là một hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15, Nghị định 98/2020 như sau:
– Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
STT | Giá trị hàng nhập lậu | Mức phạt tiền |
1 | Dưới 3.000.000 đồng | Từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng |
2 | Từ 3.000.000 đồng – dưới 5.000.000 đồng | Từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng |
3 | Từ 5.000.000 đồng – dưới 10.000.000 đồng | Từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng |
4 | Từ 10.000.000 đồng – dưới 20.000.000 đồng | Từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng |
5 | Từ 20.000.000 đồng – dưới 30.000.000 đồng | Từ 6.000.000 đồng – 10.000.000 đồng |
6 | Từ 30.000.000 đồng – dưới 50.000.000 đồng | Từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng |
7 | Từ 50.000.000 đồng – dưới 70.000.000 đồng | Từ 20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng |
8 | Từ 70.000.000 đồng – dưới 100.000.000 đồng | Từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng |
9 | Từ 100.000.000 đồng trở lên | Từ 40.000.000 đồng – 50.000.000 đồng |
– Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại khoản 1 Điều 15 quy định ở trên, trong các trường hợp sau đây:
- Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- …
Như vậy, có thể thấy rằng việc buôn bán quần áo Tết nhập lậu sẽ bị xử phạt theo quy định từng giá trị hàng hóa. Bên cạnh việc xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thì còn bị tịch thu tang vật.
Xem thêm: Quy định về tiền thưởng Tết Nguyên Đán 2024 cho người lao động
3. Trường hợp buôn bán quần áo Tết nhập lậu trên vỉa hè có bị phạt không?
Có nhiều chủ buôn sẽ lựa chọn buôn bán quần áo Tết trên vỉa hè để cho giảm bớt chi phí mở mặt bằng. Theo quy định tại Điều 36 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về việc buôn bán trên vỉa hè như sau:
1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.
2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;
b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;
c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.
Theo đó, vỉa hè chỉ để sử dụng cho mục đích giao thông chứ không được buôn bán quần áo Tết. Hành vi này là hành vi bị cấm theo Khoản 3, Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008. Nếu chủ buôn có buôn bán quần áo Tết nhập lậu trên vỉa hè sẽ bị xử phạt theo 1 tội về việc buôn bán hàng hóa nhập lậu và bán hàng hóa trên lòng đường, vỉa hè.