Xử lý nghiêm hành vi tăng vé xe Tết quá mức quy định cho phép
Mục lục
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về là mọi người sẽ cùng nhau về nhà, quây quần, tụ họp bên gia đình để đón một cái Tết ý nghĩa. Đây cũng là cơ hội để nhà xe kiếm thêm lời bằng việc tăng giá vé Tết quá mức cho phép. Vậy, việc tăng vé xe Tết quá mức quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
1. Xử nghiêm hành vi tăng vé xe Tết quá mức cho phép
Trước đó, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện 1174/CĐ-TTg về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão và Lễ hội xuân. Theo đó, trong văn bản này quy định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong những tháng cuối năm, phục vụ người dân về đón Tết một cách an toàn.
Cụ thể, văn bản quy định xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe dù, bến cóc, hành vi tăng giá vé trái quy định. Đội ngũ cán bộ công dân sẽ tăng cường nhân lực, phương tiện trong khu vực bến xe, cảng để soi chiếu an ninh, trả hành lý cho khách hàng. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh và đơn vị vận tải hành khách bán vé tàu xe, xe trực tiếp cho người lao động, công nhân và sinh viên sẽ phải chấp hành theo mệnh lệnh.
Xem thêm: Buôn bán quần áo Tết nhập lậu bị phạt như thế nào?
2. Giá vé xe Tết có được tăng vào dịp Tết không?
Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong những tháng cuối năm, phục vụ người dân đón Tết thì Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe, hành vi tăng giá vé trái quy định. Theo đó, nếu nhà xe muốn tăng giá vé xe Tết thì cần niêm yết trên bảng giá. Đồng thời không thu tiền cao hơn giá vé đã đăng ký và không chở quá số ghế quy định.
Cụ thể, đối với việc nhà xe tăng giá vé xe khách dịp Tết sẽ bị xử phạt như sau:
Nhà xe tăng giá vé xe khách dịp Tết bằng hành vi không thực hiện việc niêm yết hoặc niêm yết không chính xác giá cước; giá dịch vụ; trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải;
Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
Buộc phải đăng ký, niêm yết đầy đủ, chính xác các thông tin theo quy định;
Nhà xe tăng giá vé xe khách dịp Tết bằng hành vi không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về giá cước; giá dịch vụ.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải;
Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;
3. Nhà xe tăng vé Tết quá cao bị xử phạt như thế nào?
Việc các nhà xe bất chấp tăng giá Tết nhằm thu lợi nhuận là hành vi trái pháp luật. Theo đó, Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:
…
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
…
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc các nhà xe cố tình phụ thu thêm giá vé xe Tết quá cao, cao hơn giá niêm yết thì sẽ bị xử phạt từ 300.000 – 400.000 đồng. Đồng thời, nhà xe còn bị ép buộc nộp lại số doanh thu tăng giá vé xe Tết bất hợp pháp đó.