Trẻ em từ bao nhiêu tuổi trở lên được tự giữ tiền xì lì Tết?
Mục lục
Vào mỗi dịp Tết đến, niềm vui lớn nhất của trẻ nhỏ là được nhận tiền lì xì Tết. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ thắc mắc: “Trẻ từ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ được tự giữ tiền lì xì Tết?”. Cùng Phan Law Vietnam giải đáp vấn đề này trong bài viết sắp được chia sẻ dưới đây.
1. Tiền lì xì Tết của trẻ có thực sự là tài sản riêng của con?
Để trả lời cho câu hỏi: “Trẻ em từ bao nhiêu tuổi trở lên được tự giữ tiền lì xì Tết”, cần phải biết được khoản tiền lì xì đó có phải là tài sản riêng của con hay không.
Trong mỗi gia đình, các thành viên trong gia đình đều được pháp luật ghi nhận quyền có tài sản riêng, trong đó có cả trẻ em. Điều này đã được ghi rõ trong Điều 75 thuộc Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về quyền có tài sản riêng của con:
“1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.”
Căn cứ vào quy định trên, có thể khẳng định, trẻ nhỏ hoàn toàn có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con sẽ bao gồm các loại:
- Tài sản được tặng cho riêng hoặc tài sản thừa kế.
- Thu nhập bằng chính sức lao động của con.
- Lợi tức, hoa lợi xuất phát từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác.
Do đó, khoản tiền lì xì mà trẻ em nhận được từ người thân, ba mẹ, họ hàng,… thì có quyền tự giữ tiền lì xì Tết của mình.
Như vậy, theo quy định nêu trên, vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, trẻ sẽ được họ hàng, người thân, anh em,… cho tiền mừng tuổi thay cho lời chúc may mắn. Bởi vậy, tiền lì xì Tết cũng chính là tài sản riêng của con trẻ.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh hộ gia đình
2. Trẻ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ được tự giữ tiền lì xì của mình?
Mặc dù trẻ em có quyền có tài sản riêng, nhưng việc quản lý và sử dụng số tiền phải được thực hiện theo quy định quản lý tài sản riêng của con tại Điều 76 thuộc Luật hôn nhân và gia đình. Do đó, việc trẻ có được tự giữ tiền lì xì Tết của mình hay không sẽ căn cứ vào độ tuổi của trẻ.
STT | Độ tuổi | Quy định cụ thể |
1 | Quản lý tài sản | |
1.1 | Từ đủ 15 tuổi trở lên. | Tự chọn một trong hai phương án: Tự mình quản lý tài sản riêng; Nhờ cha mẹ quản lý. |
1.2 | Dưới 15 tuổi- Mất năng lực hành vi dân sự. | Cha mẹ quản lý; Cha mẹ có thể uỷ quyền cho người khác quản lý. |
Đủ 15 tuổi. | Cha mẹ/người quản lý giao lại tài sản cho con quản lý. | |
2 | Định đoạt tài sản | |
1.1 | Từ đủ 15 – dưới 18 tuổi. | Tự định đoạt tài sản riêng của mình trừ bai trường hợp dưới đây phải được cha mẹ đồng ý: Bất động sản; Động sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng; Dùng tài sản vào mục đích kinh doanh. |
1.2 | Dưới 15 tuổi. | Cha mẹ có quyền tự định đoạt tài sản riêng của con vì lợi ích của con. |
1.3 | Từ đủ 09 tuổi trở lên – dưới 15 tuổi. | Cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con khi định đoạt tài sản riêng của con. |
Kết luận lại, nếu trẻ từ đủ 15 tuổi trở lên thì sẽ được tự giữ tiền lì xì và sử dụng tiền lì xì như thế nào sao cho phù hợp. Nếu con đủ từ 9 tuổi trở lên thì tiền lì xì sẽ do bố mẹ giữ, tuy nhiên nếu bố mẹ muốn sử dụng số tiền lì xì đó thì phải có sự đồng ý của con. Nếu con từ 9 tuổi trở xuống, tiền lì xì sẽ do bố mẹ giữ và sử dụng theo mục đích của con.
3. Cha mẹ giữ tiền lì xì của con nhưng không trả liệu có bị phạt?
Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình, đối với trẻ từ 15 tuổi trở lên (nếu được con nhờ), trẻ chưa đủ 15 tuổi hoặc mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ sẽ giữ hộ tiền lì xì của con.
Tuy nhiên, nếu không có những thỏa thuận khác, khi con đã đủ 15 tuổi và hồi phục lại năng lực hành vi dân sự buộc cha mẹ phải trao lại tiền lì xì Tết cho con.
Nếu cha mẹ cố tình không trả lại tiền lì xì Tết sẽ phải chịu mức phạt từ 20 đến 30 triệu đồng về hành vi bạo lực kinh tế được quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Trên thực tế, cha mẹ chính là người chăm sóc, nuôi nấng, lo lắng cho con khi con chưa thành niên và thậm chí đã đủ tuổi thành niên. Do đó, khi giữ tiền lì xì, nhiều bậc cha mẹ đã chủ quan và không trao lại số tiền lì xì cho con khi con đủ 15 tuổi với nhiều lý do khác nhau như khi con được lì xì thì cha mẹ cũng phải lì xì lại, hoặc vì đã đủ 15 tuổi nên phải đóng góp cho nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Chính vì vậy, mặc dù quy định là thế nhưng trong thực tế, việc áp dụng quy định này rất khó khăn và hầu như không có trường hợp nào xảy ra.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã cập nhật một số thông tin liên quan đến tiền lì xì Tết của trẻ. Hy vọng, bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc.