Đổi tiền lì xì Tết ăn chênh lệch kiếm lời có vi phạm pháp luật không?
Mục lục
Vào dịp đầu năm mới, mọi người có nhu cầu đổi tiền mặt rất nhiều. Tuy nhiên, một số trường hợp đổi tiền mới thường bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Thực hư ra sao? Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về quy định đổi tiền lì xì Tết ăn chênh lệch có phải vi phạm pháp luật không nhé!
1. Đổi tiền lì xì Tết ở đâu để không bị xem là vi phạm pháp luật?
Nhu cầu đổi tiền lì xì Tết xuất hiện rất nhiều. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, một số cửa hàng hoặc ngân hàng thương mại thường nhằm đến điều này để thu về lợi nhuận nhỏ cho mình thông qua việc ăn chênh lãi khi đổi tiền.
Theo đó, căn cứ vào Điều 12 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định như sau:
1. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
2. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh hướng dẫn, kiểm tra việc thu, đổi, tuyển chọn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.
Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định như sau:
1. Tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Thực hiện thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho các tổ chức, cá nhân.
3. Niêm yết công khai mẫu tiêu biểu và quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước tại nơi giao dịch.
Theo quy định thì chỉ có Ngân hàng nhà nước, chi nhánh của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà Nước, Kho bạc Nhà nước mới có thẩm quyền đổi tiền lì xì Tết. Nếu bạn nhận thấy hành vi đổi tiền lì xì Tết ăn chênh lệch, kiếm lời thì hành vi của cá nhân, tổ chức đó là vi phạm pháp luật.
Xem thêm: Dùng bao lì xì Tết in tiền liệu có bị phạt nặng?
2. Đổi tiền lì xì Tết ăn chênh lệch kiếm lời thì bị xử phạt như thế nào?
Việc đổi tiền lẻ, tiền mới lì xì Tết để kiếm lời mà không thuộc Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền thì bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, Căn cứ vào khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:
…
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;
b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;
c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;
d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;
đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.
Như vậy, việc đổi tiền lì xì Tết nhằm ăn chênh lệch được coi là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt từ 20 – 40 triệu đồng. Mức xử phạt đối với hành vi trên là dành cho cá nhân. Theo đó, nếu tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 2 lần trở nên theo quy định đối với cá nhân.
3. Đổi tiền lì xì Tết có tốn phí không?
Hiện nay, theo quy định của Thông tư 25/2013/TT-NHNN thì việc đổi tiền mặt lì xì Tết không còn quy định thu phí khi đổi tiền. Do đó, bạn cần chú ý rằng nếu có nhu cầu đổi tiền lì xì Tết tại các Ngân hàng thương mại được quy định theo pháp luật thì sẽ không mất phí.
Nếu gặp trường hợp mất phí thì bạn có thể liên hệ với cơ quan pháp luật để tố cáo. Mức xử phạt với hành vi ngân hàng thương mại đổi tiền mới cho khách hàng mà thu hút không đúng quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng.