Kinh doanh hộ gia đình là gì? Cách phân biệt kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ
Mục lục
Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, kinh doanh hộ gia đình là loại hình kinh doanh khá phổ biến và được nhiều người chọn lựa. Tuy nhiên, khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ, làm ảnh hưởng đến quy trình vận hành. Cùng Phan Law Vietnam làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm kinh doanh hộ gia đình
Hiểu đơn giản, kinh doanh hộ gia đình chính là do một gia đình hoặc một cá nhân làm chủ. Đối với người đứng ra thành lập sẽ có quyền đăng ký kinh doanh với phạm vi trên cả nước.
Tuy nhiên, hạn chế đối với mô hình kinh doanh này là chỉ được kinh doanh tại một địa điểm nhất định và không được kinh doanh quá 10 lao động. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, người đứng ra đăng ký kinh doanh sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về con dấu và tài sản.
Những hình thức kinh doanh trong hoạt động này bao gồm: Cung cấp và thương mại cũng như tổ chức sản xuất, tổ chức các hoạt động dịch vụ. Trong trường hợp, hộ gia đình đó sử dụng hơn 10 lao động thì cần phải chuyển qua đăng ký hình thức doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh
2. Làm sao để phân biệt được kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ?
Điểm chung của kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đó chính là không có tư cách pháp nhân, không được phép xuất nhập khẩu cũng như không được phát hành chứng khoán.
Để phân biệt được điểm khác nhau giữa 2 mô hình này cần phải dựa vào những tiêu chí sau:
2.1. Chủ thể thành lập
- Đối với kinh doanh hộ gia đình: Chủ thể thành lập sẽ là một nhóm người hoặc một cá nhân người Việt Nam cùng nhau làm chủ và quản lý hoạt động kinh doanh. Đồng thời, chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhỏ: Chỉ do một cá nhân làm chủ và đứng ra bỏ vốn, chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh. Với mô hình này, cá nhân không bắt buộc là người Việt Nam nhưng người đại diện cần phải trên 18 tuổi và đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đã đề ra.
2.2. Quy mô kinh doanh
- Hộ kinh doanh gia đình: Quy mô nhỏ hoặc rất nhỏ và chỉ được phép đặt tại một địa điểm cố định. Nếu có sự lưu động cần phải báo cho cơ quan quản lý hoặc cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp nhỏ: Quy mô của doanh nghiệp nhỏ sẽ lớn hơn quy mô của hộ kinh doanh gia đình, không có quy định về địa điểm kinh doanh hay vốn. Với mô hình này có thể mở tại nhiều địa điểm khác nhau.
2.3. Số lượng nhân công
- Hộ kinh doanh gia đình: Dưới 10 nhân công. Nếu trường hợp muốn sử dụng hơn 10 nhân công thì phải chuyển sang doanh nghiệp nhỏ.
- Doanh nghiệp nhỏ: Số lượng nhân sự không hạn chế.
2.4. Điều kiện để hoạt động kinh doanh
- Hộ kinh doanh gia đình: Đối với hộ kinh doanh sẽ đăng ký tại cơ quan chức năng cấp huyện. Giấy tờ và thủ tục đăng ký chỉ với một số trường hợp nhất định, không phải bất kỳ hình thức buôn bán nào cũng cần phải đăng ký. Không cần phải có con dấu riêng, không được bán hay cho thuê hộ kinh doanh.
- Doanh nghiệp nhỏ: Cần phải đăng ký tại cơ quan chức năng cấp tỉnh đối với tất cả các trường hợp. Bắt buộc phải sở hữu con dấu riêng được cấp phép bởi cơ quan công an. Có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp.
2.5. Ưu điểm của từng mô hình
- Hộ kinh doanh gia đình: Giấy tờ pháp lý đơn giản, không rườm rà và có mức thuế thấp hơn.
- Doanh nghiệp nhỏ: Có cơ cấu chặt chẽ hơn hộ kinh doanh gia đình và ít chịu sự ràng buộc pháp lý như các mô hình kinh doanh khác.
2.6. Nhược điểm của từng mô hình
- Hộ kinh doanh gia đình: Vì quy mô hoạt động nhỏ và hoạt động với tính chất manh mún nên khó phát triển.
- Doanh nghiệp nhỏ: Với mức độ rủi ro cao nên sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp.
3. Làm sao để lựa chọn được loại hình kinh doanh thích hợp?
Ngoài những tiêu chí vừa nêu ở mục 2, bạn cần bổ sung thêm các tiêu chí về mức độ rủi ro trong kinh doanh, vốn điều lệ để xác định loại hình kinh doanh thích hợp.
3.1. Về vốn điều lệ
Đây là số vốn mà cổ đông của doanh nghiệp, cá nhân, thành viên đã đóng góp và được ghi vào Điều lệ của công ty. Tùy vào doanh nghiệp sẽ có mức vốn khác nhau và hiện nay chưa có quy định nào nói về số vốn tối đa và tối thiểu.
Thế nhưng, mức vốn không nên quá thấp vì sẽ không lấy được lòng tin của khách hàng và đối tác, cũng như mức vốn không nên quá cao vì doanh nghiệp của bạn sẽ dễ gặp rủi ro.
3.2. Về mức độ rủi ro
Vì cả hai mô hình kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ đều không có tư cách pháp nhân nên nếu xảy ra rủi ro sẽ phải bồi thường toàn bộ số nợ hoặc chịu mất hết vốn.
Trên thực tế, quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì mức độ xảy ra rủi ro sẽ rất cao. Điều này cũng được áp dụng khi lựa chọn các loại hình kinh doanh khác như: việc góp vốn tập thể khi gặp những rủi ro thì sẽ an toàn hơn so với việc góp vốn cá nhân.
3.3. Ngành nghề kinh doanh
Nếu bạn chọn nghề dịch vụ, tiệm thuốc,… mà không có ý định mở rộng quy mô thì nên chọn loại hình kinh doanh hộ gia đình.
Ngược lại, nếu bạn muốn tiến xa hơn, mở rộng chi nhánh thì nên chọn loại hình doanh nghiệp nhỏ.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Bài viết trên của Phan Law Vietnam đã cập nhật đầy đủ thông tin về kinh doanh hộ gia đình để bạn hiểu rõ. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn và áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.