Ngày thành lập công ty được chọn như thế nào?
Mục lục
Bạn muốn chọn ngày thành lập công ty nhưng chưa biết cách xác định như thế nào? Đừng lo, bài viết dưới đây của Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để việc chọn ngày được diễn ra một cách dễ dàng nhé.
1. Cách chọn ngày thành lập công ty
Doanh nghiệp có thể tự chọn ngày thành lập công ty mà không cần phụ thuộc vào các quyết định của cơ quan nhà nước. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định ngày thành lập dựa vào 2 yếu tố dưới đây:
- Thứ nhất: Ngày thành lập công ty là ngày dễ nhớ, liên quan đến các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt với doanh nghiệp
- Thứ hai: Ngày thành lập phải được quyết định dựa trên sự thỏa thuận và thống nhất giữa các thành viên trong công ty.
Ngoài ra, người xưa cũng có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do đó việc chọn ngày thành lập công ty theo tuổi cũng rất quan trọng. Bởi vì thời khắc thành lập công ty vượng cát hay họa hung phụ thuộc rất nhiều vào giờ xấu hay tốt với mệnh gia chủ.
2. Vai trò của ngày thành lập công ty
Việc chọn ngày thành lập công ty sẽ giúp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền dễ dàng trong việc quản lý doanh nghiệp của bạn khi mà công ty bạn tiến hành kinh doanh. Đồng thời, chọn ngày thành lập công ty cũng là điều kiện để công ty bạn có thể tiến hành việc kinh doanh khi bạn đã thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
3. Phân biệt ngày hoạt động của công ty và ngày được cấp giấy phép kinh doanh? Cách kiểm tra ngày thành lập công ty
3.1. Phân biệt ngày công ty hoạt động và ngày được cấp giấy phép kinh doanh?
Ngày hoạt động là ngày được ghi trong hồ sơ đăng ký kinh doanh lúc thành lập công ty. Nếu công ty không kê khai mục thời gian hoạt động dự kiến của mình trong hồ sơ thành lập thì công ty được quyền hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Ngày được cấp giấy phép kinh doanh là ngày nằm trên giấy phép kinh doanh.
3.2. Cách kiểm tra ngày thành lập công ty
Có hai cách để bạn có thể kiểm tra ngày thành lập công ty:
Cách 1: Xem trực tiếp trên Giấy phép kinh doanh. Bạn cần đọc kỹ giấy chứng nhận và để ý ngày thành lập sẽ được hiển thị như sau “Đăng ký lần đầu: ngày … tháng … năm”
Cách 2: Tra cứu ngày thành lập trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
- Bước 2: Nhập mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi nhấn vào nút tìm kiếm
4. Một số câu hỏi liên quan
4.1. Khi nào nên thành lập công ty?
Bạn nên thành lập công ty khi:
- Khách hàng có yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng
- Các nhà cung cấp, đối tác và khách hàng cần ký hợp đồng với đơn vị có tư cách pháp nhân.
- Hạch toán hoạt động kinh doanh rõ ràng, bài bản, có lợi nhuận để đảm bảo hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
4.2. Tại sao cần thành lập công ty?
- Đối với cá nhân, tổ chức: Việc thành lập công ty giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đồng thời, công ty có tư cách pháp nhân cũng sẽ dễ dàng trong hoạt động kinh doanh với khách hàng, đối tác.
- Đối với nền kinh tế: Một công ty được thành lập sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của đất bước.
- Đối với xã hội: Công ty quảng bá thương hiệu để tăng độ nhận diện của khách hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Chính vì vậy, việc thành lập công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế của đất nước.
4.3. Hồ sơ thành lập công ty
Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định số 01/20121 quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cơ bản phải bao gồm các tài liệu sau đây:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông hoặc danh sách thành viên công ty;
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/Hộ chiếu;
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện (nếu có);
- Tài liệu khác (nếu có).